Video

1. Tạm quên thành côngChuyện 2h sáng

Một chút ngẫm lại về những ngày đã qua.

Một người cũng đã từng có những ước mơ ngây ngô, rồi đột nhiên bánh xe số phận quay con người ta sang một hướng đi khác nằm ngoài dự tính.

Tạm quên thành công, tạm quên công việc – thứ mà không ai có thể thích hoàn toàn nhưng lại không thể chối bỏ trách nhiệm nên mới khoác lên mình 2 chữ “công việc” – để sống với những đam mê của mình lúc 2h sáng.

Bởi vì không có thứ gì gọi là hoàn mỹ, thay vì tốn thời gian lên 1 kế hoạch hoàn hảo rồi mới thực hiện, chi bằng …. cứ đi đi, rồi sẽ đến.

.

2. Tôi… rớt Đại HọcChuyện 2h sáng

Phải biết cảm thấy may mắn vì bản thân đã không phải trải qua những cơn khủng hoảng tinh thần ấy – lo lắng, sợ hãi với cái nhìn của người khác, xấu hổ với cha mẹ và thất vọng với chính bản thân mình.

Trượt Đại học để rồi mở ra một cánh cửa khác, đối mặt với những lo toan của cuộc sống và rồi cũng trưởng thành sớm hơn người khác. Một khi đã gục ngã và vực dậy được, dường như con người ta luôn trở nên mạnh mẽ hơn, có những bài học đáng nhớ, tự tin và vững vàng hơn trên con đường tương lai.

Xem video này, có lẽ sẽ không ít người trượt đại học sẽ vững tin thêm vào cuộc sống, và cũng sẽ có những người may mắn được bước chân vào giảng đường đại học nhưng lại đang trải qua những ngày nhàm chán, vô vị, vẫn chỉ như những đứa trẻ dựa vào cha mẹ mà không có một trí tiến thủ nào phải ghen tị – như tôi vậy.

Đừng sợ gục ngã, bởi thất bại mới chính là khởi nguồn của mọi thành công.

.

3.  Đồ chơi, bút chì & bầu trời (Toy, pencils & sky) – He Always Smiles

“Có thể bạn ko biết rõ con đường mình đi nhưng điều quan trọng là biết rõ nơi mình sẽ đến”

Lần đầu tiên mình xem video này là vào khoảng tháng 3 năm 2013, trong lúc sắp phải đưa ra quyết định chọn trường ĐH và viết hồ sơ. Đây cũng là thời điểm mình bỗng chốc phát hiện ra sở thích mà bản thân đã bỏ quên bấy lâu nay – vẽ.

Nghĩ lại 7 tháng trước bản thân vẫn còn hùng hổ nói cái gì mà đam mê, rồi thì ước mơ, tương lai của cả cuộc đời blah blah. Nhìn lại giờ vẫn chỉ là 1 con người tầm thường không mục tiêu, không quyết tâm, không chịu hành động, thấy sao mà xót xa, mà muốn phỉ nhổ chính mình.

Copy bản mp3 vlog này vào máy, thỉnh thoảng trong quãng thời gian ôn thi lại lôi ra nghe. Khi ấy tuổi trẻ cùng những hoài bão to lớn tha hồ cất cánh, đặt ra 1 loạt những dự định, kế hoạch sau khi thi đại học. Ừm, làm thêm này, học vẽ này, học thêm 1 trường ĐH về mỹ thuật này….. Còn giờ, tất cả vẫn đang dậm chân tại chỗ.

.

4. Nghị lực phi thường! (Make it real someday!) – He Always Smiles

Nối tiếp video trên có lẽ phải xem ngay video này, nó đúng là dành cho những con người rõ ràng là có sở thích, rõ ràng đã từng quyết tâm theo đuổi ước mơ rồi bỗng chốc xuất hiện cái gọi là Khó Khăn, Tác Động và cứ thế để thời gian trôi qua vô vọng, vô nghĩa.

Phải biết:

  1. Đề ra mục tiêu
  2. Chọn hình phạt phù hợp với chính mình nếu không quyết tâm với mục tiêu đã đề ra
  3. Tôn trọng bản thân và nỗ lực. Đừng bao giờ xóa đi lời cam kết, đó chính là danh dự của bạn. Không thể sống mãi như 1 đứa trẻ con, hôm nay tuyên bố hùng hồn thế này, được vài hôm đã buông xuôi từ bỏ.

Xem Vlog này chỉ biết cười. Phải, chỉ biết cười. Đây đúng là video nhằm sao 1 con lười biếng, vô dụng như mình.

Nghị lực phi thường.

4 chữ đơn giản – thay đổi cả cuộc đời.

.

5. Seris Đại họcTùng Le Te

Cảm giác vào đại học cũng những trăn trở, những dự định, thậm chí cả những bất lực, sự buông thả hay cuộc sống luẩn quẩn hàng ngày của sinh viên ắt hẳn đều đã – đang hoặc sẽ giống nhau. Thời gian này mình thường lên Google gõ những dòng chữ như : “tuổi trẻ cần làm những gì” , “sinh viên phải làm những gì” và “sống thế nào để không hối hận” , blah…blah…..

Thế nhưng cho dù đọc bao nhiêu bài báo, tâm huyết từng dâng trào không biết bao nhiêu lần, mình vẫn không tìm được phương hướng mà bản thân cần phải đi. Ở đại học phải học thế nào để tương lai không hối hận? Không, có lẽ cũng như các bạn, mình biết rõ mình cần làm gì, thế nhưng không muốn làm – hoặc giả, không biết bắt đầu như thế nào.

Nếu tôi biết được khi vào đại học.

– Nhật kí sinh viên năm nhất của Tùng Le Te: Đường một chiều

– Nhật kí sinh viên năm hai của Tùng Le Te: Ngã rẽ

Bình luận về bài viết này